Thủ thuật cài đặt thông số tăng tốc render hình ảnh trong 3dsmax (Phần1)

Thủ thuật cài đặt thông số tăng tốc render hình ảnh trong 3dsmax (Phần1)

Làm sao để render nhanh hơn là câu hỏi mà các bạn luôn luôn đặt ra. Bài viết sau đây của tác giả BBB3Viz sẽ giúp các bạn phần nào những câu hỏi đó.

Dưới đây là một đoạn Clip Danny’s Dream mà tác giả đã thiết lập V-Ray settings để render chuỗi khung cảnh này với chỉ khoảng 5 phút cho mỗi khung hình:

gach bong-2014-11-17_110407 Thủ thuật cài đặt thông số tăng tốc render hình ảnh trong 3dsmax (Phần1)






Và sau đây là những chia sẽ của tác giả về các thông số setting V-Ray.

” Hãy bắt đầu với một vài chú thích sau: Đầu tiên là, việc rendering một đoạn video HD ngắn dài 3 phút trên một máy trạm duy nhất (single workstation) dù có mạnh mẽ đến đâu cũng không phải là cách nên làm.

Hầu hết mọi người đều thực hiện nó dựa trên một nhóm các máy tính được kết nối với nhau (render farm), ít nhất là trên một cụm nhỏ các máy tính. Tuy nhiên, nếu bạn cũng giống như tôi, muốn cố thực hiện những thứ dường như không thể, bạn sẽ cần phải đánh đổi một vài thứ, đôi khi là những thứ rất đắt giá. Khối hình học cần phải nhẹ hơn, nhỏ hơn, các textures cần được lọc bớt, DOF được xử lý hậu kỳ, việc render cần được kiểm soát chặc chẽ hơn…tất cả sẽ giúp tăng tốc quá trình render, đồng thời đánh đổi bằng chất lượng bị giảm sút.

Mặc dù tôi cũng rất ghét việc phải đánh đổi bằng chất lượng vật liệu và nhiễu noise. Nhiễu noise có thể tạm chấp nhận được trong các khung hình tĩnh, nhưng chúng chỉ làm rối mọi thứ lên với các khung hình động, đặc biệt là các loại nhiễu mà V-Ray thường tạo ra. Các thiết lập bên dưới do đó sẽ được áp dụng. Về cơ bản, tôi sẽ sử dụng thông số reflection subdivs khá cao cho phần vật liệu (trong khoảng 32 đến 96 cho các vật liệu bóng) và thông số subdivs cho phần ánh sáng V-Ray light cũng tương đối cao (trong khoảng 64 đến 120)

Bên dưới là các thiết lập mà tôi đã sử dụng cho chuỗi khung hình đoạn hành lang ở đầu video. Chúng cũng không hẳn sẽ hoạt động như ý trong mọi trường hợp. Đầu tiên, hầu hết việc chiếu sáng được sử dụng là trực tiếp (các mặt phẳng sáng V-Ray Plane Lights được ẩn invisible và nằm ngay dưới những bóng đèn huỳnh quang), chiếu sáng toàn cục GI chỉ đóng vai trò phụ. Điều này đồng nghĩa với việc GI không cần nhất thiết phải được thiết lập quá chính xác. Đồng thời, vì khung cảnh tương đối phức tạp nên xuất hiện khá nhiều các góc hẹp và tối.

Những khung cảnh nội thất cổ điển, với những gờ chỉ (phào chỉ) details phức tạp chẳng hạn, sẽ không thực sự phù hợp với các thiết lập này, mà có thể đòi hỏi một thiết lập GI chất lượng cao hơn. Ghi chú rằng tôi cũng đã tính toán trước cho phần GI ở đây, vì chưa có vật thể nào chuyển động cả. Với các khung hình động ở đoạn sau, như ở đoạn trong thang máy chẳng hạn, hãy sử dụng các thiết lập tương tự, tuy nhiên với phần GI cần được thiết lập lại cho tốt hơn.

Trong tất cả mọi trường hợp, tôi đã render với độ phơi sáng hơi non một chút (slightly underexposed), nhưng vẫn đủ lượng tia sáng cần thiết chiếu vào khung cảnh. Tất nhiên, bạn cũng có thể thay đổi độ phơi sáng này trong phần hậu kỳ nếu muốn.

Các giá trị bôi đỏ là những thứ bạn cần xem xét. Phần bên dưới sẽ giải thích rõ hơn:




gach bong-GYTwj0e Thủ thuật cài đặt thông số tăng tốc render hình ảnh trong 3dsmax (Phần1)

* MAX RAY INTENSITY: Tránh hiệu ứng đom đóm và nhiễu xuất hiện khi có các nguồn sáng chói và sự phản chiếu của chúng trong khung cảnh.

* BỘ LỌC 2-PIXEL LOẠI AREA FILTER: Giúp các đường nét trong khung cảnh trở nên mềm mại và mang tính điện ảnh hơn (đây là bộ lọc mặc định. Các bạn có thể sử dụng bộ lọc khác nếu muốn sắc nét hơn cho hình ảnh render)

* LOW AA MAX SUBDIVS: 6 có lẽ là giá trị thấp nhất mà bạn nên cài đặt. Tất cả đều được thực hiện với bộ DMC sampler.

* COLOR và DMC THRESHOLDS: Nếu muốn thực hiện nhanh thì hãy bỏ tùy chọn DMC sampler threshold đi và tăng giá trị color threshold lên cho đến khi bạn thấy nhiễu bắt đầu xuất hiện. Giá trị 0.02 hoạt động khá tốt trong trường hợp này, tuy nhiên bạn có thể sẽ phải giảm xuống thấp hơn trong một số trường hợp. Giá trị DMC noise threshold mà tôi sử dụng được thiết lập ở 0.01, tuy nhiên cả hai đều thực sự khá cao nếu so với thiết lập mặc định mà tôi hay dùng.

* LWF VÀ CLAMPING: Tôi ghét việc phải ‘clamp’ vì nó làm giới hạn đáng kể những thứ bạn có thể làm trong phần hậu kỳ, tuy nhiên trong trường hợp này đó là một việc bắt buộc phải làm vì nó giúp tốc độ tăng lên đáng kể, và khung hình cũng đẹp hơn, tuy nhiên nó lại không có bất kỳ một dải động nào (dynamic range). Điều này đồng nghĩa với việc tôi phải render một bước riêng lẻ với chỉ riêng phần ánh sáng huỳnh quang, giúp tạo hiệu ứng glow và flare.

* GI & LC: IM được thiết lập ở chất lượng khá thấp, tuy nhiên giá trị Subdivs và Interpolation samples được thiết lập ở mức 50 và 50 để loại bỏ tất cả các đốm bẩn ở phần góc. Một IM dịu hơn có thể khá tốt và đẹp cho các khung cảnh phụ thuộc nhiều vào việc chiếu sáng trực tiếp, nhưng sẽ không hoạt động hiệu quả trong các khung cảnh sử dụng nhiều sự chiếu sáng toàn cục GI. Có thể giữ thiết lập LC ở mặc định, tuy nhiên tôi đã kích hoạt tùy chọn ‘Use for glossy rays’ giúp tăng tốc độ làm việc lên phần nào. Tùy chọn ’Retrace’ cũng được bật On, thực ra khiến thời gian render tăng lên đôi chút, nhưng nó là một thiết lập bắt buộc giúp tránh các lỗi rò rỉ ánh sáng.

* THIẾT LẬP MISC: Tôi sử dụng một bucket cỡ nhỏ vì không phải kiên nhẫn đợi quá lâu, và đừng quên kích hoạt tùy chọn ‘Use Embree’ nếu bạn đang sử dụng một vi xử lý của Intel “

Những thông số trên khá mơ hồ với những bạn mới nhập môn, nhưng bạn nào đã học qua khóa Vray academy hoặc học vray nâng cao (Master Vray) tại EKE CENTER rồi thì các bạn đã hiểu rõ hơn rồi đó.